Kế hoạch năm học nhà trẻ 24-36 tháng 2022-2022

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG GIANG                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:26/KH-TrMN                                                Hà Giang, ngày 30 tháng 9 năm 2021

                         KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ                        

NĂM HỌC 2021-2022

Căn cứ kế hoạch số 18/KH-GDĐT ngày 19/9/2020 về chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 cấp học mầm non ngành GD&ĐT Đông Hưng.

Căn cứ kế hoạch số 10/KH-TrMN ngày 22/9/2021kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của trường mầm non Đông Giang.

Trường mầm non Đông Giang xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề năm học 2021- 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống tinh thần trách nhiệm và trình độ, năng lực cho giáo viên.

- Nâng cao nhận thức, kỹ năng tiếp thu các chuyên đề thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

- Nâng cao khả năng sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Nâng cao khả năng nghiệp vụ của giáo viên trong việc giáo dục trẻ lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội lồng ghép vào các hoạt động giáo dục và dạy hoạt động học chuyên biệt có hiệu quả

- Tăng cường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các nhóm lớp, nhà trường.

- Huy động, tuyên truyền sự tham gia của phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

II. NỘI DUNG

- Năm học 2021- 2022 tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề, trong đó tập trung thực hiện chuyên đề trọng tâm:

+ Xây dựng môi trường và các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

         + Phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ

+ Tăng cường giáo dục dinh dưỡng lồng ghép phát triển vận động trong trường mầm non

+ Tổ chức hoạt động sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học.

+“Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non”;

+ Ứng dụng Công nghệ thông tin chuyển đổi số.

+Tổ chức hoạt động hỗ trợ trẻ mẫu giáo trong giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên tiểu học

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện chương trình GDMN: Giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải

đảo; Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai.

- Trong các chuyên đề trọng tâm cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn kiểm soát kế hoạch chương trình, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp chủ đề của giáo viên. Tổ chức xây dựng chuyên đề mẫu, chọn lớp điểm thực hiện chuyên đề, góp ý xây dựng chuyên đề, kiểm tra, dự giờ đánh giá xếp loại việc thực hiện các chuyên đề của giáo viên, qua đó đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề của tổ, của trường.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Chuyên đề “Xây dựng môi trường và các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

- Nhà trường và 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề trên các nội dung của những năm học trước phát triển và đa dạng phong phú hơn.

-100% các nhóm, lớp làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

- 100% các nhóm, lớp tham gia có hiệu quả hội thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm, lớp dự kiến vào tuần 4 tháng 10/2021. 100% các nhóm lớp xây dựng môi trường lớp học, trang trí góc học mở cho trẻ hoạt động. Tạo môi trường sư phạm “Xanh-an toàn-thân thiện”, đảm bảo thẩm mỹ, màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng dịu mắt, trong lớp có nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm, các mảng mở có chiều cao dưới 1,5 m, có thể thay đổi linh hoạt vị trí góc chơi phù hợp với chủ đề, với đặc điểm của lớp và thuận tiện cho trẻ hoạt động, tận dụng các nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, sử dụng nhiều sản phẩm của trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động… Sưu tầm các loại vỏ hộp, giấy, len…tạo các hộp đựng nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động. Nhóm nhà trẻ chú ý nội dung góc chơi hoạt động với đồ vật đan xen nội dung thực hành cuộc sống, góc bé chơi với hình và màu.

-Tổ chức tốt các ngày hội trải nghiệm cho trẻ: tết Trung thu, Tham quan các

khu di tích lịch sử, trường tiểu học,....Đặc biệt Ngày hội gói bánh chưng, bán hàng

chợ tết, hoa mùa xuân trong dịp tết nguyên đán xuân Nhâm Dần

- 100% giáo viên biết đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2. Chuyên đề “Phối hợp gia đình, nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ”.

-Tiếp tục thực hiện chuyên đề hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng, tập huấn, trang bị đủ học liệu cho trẻ, tài liệu cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình phối hợp gia đình-nhà trường-cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại mỗi nhóm lớp.

-100% nhóm, lớp phối hợp trong công tác chăm sóc trẻ ở nhà và ở trường qua nhóm zalo,làm video có các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ gửi phụ huynh, trao đổi liên lạc qua khám sức khỏe có biện pháp khám chữa bệnh kịp thời. Nhà trường và phụ huynh cùng đẩy mạnh mô hình phòng chống SDD, giảm trẻ thừa cân, béo phì và nâng cao chất lượng giáo dục chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào học.

3. Chuyên đề: Tăng cường giáo dục dinh dưỡng lồng ghép phát triển vận động trong trường mầm non

- 100% các nhóm, lớp xây dựng góc vận động cho trẻ, trang trí góc, làm đồ

dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và cho trẻ vận động.

-100% các nhóm lớp tổ chức các hoạt động thể dục vận động lồng ghép giáo dục dinh dưỡng như, thể dục sáng, trò chơi vận động, trò chơi dân gian...

- Chú trọng rèn kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Tổ chức giao lưu các trò chơi vận động cho 100% trẻ mẫu giáo tham gia.

- Tổ chức “ Ngày hội dinh dưỡng” “ Ngày hội thể thao của bé”, múa hát, làn điệu chèo và  "dân vũ" tập thể phù hợp với độ tuổi nhằm giúp trẻ năng động, mạnh dạn, tự tin với nhiều hình thức. 

- Tăng cường lồng ghép tích hợp giáo dục phát triển vận động vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác cho trẻ trong trường mầm non. Lựa chọn các bài tập, trò chơi phát triển vận động; Duy trì các trò chơi có luật, trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của trẻ. Quan tâm đến những trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì trong quá trình tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị đồ chơi ngoài trời, trang thiết bị giáo dục phát triển thể chất, góc vận động tại các lớp để nâng cao thể lực cho trẻ và giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.

4. Tổ chức hoạt động sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học.

         - Xây dựng môi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non

        - Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với việc học đọc

        - Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với việc học viết

- Xây dựng 4 lớp điểm về môi trường lớp học, trang trí góc học mở cho trẻ hoạt động

- Dự chuyên đề mẫu tại trường mầm non Đông Động thời gian dự kiến tháng 10/2021.

- 100% các khối Mẫu giáo trong nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động học của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với việc học đọc học viết.

5.Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non.

         - Xây dựng môi trường giáo dục Steam trong trường mầm non

        - Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với các hoạt động Steam

- Xây dựng 3 lớp điểm về môi trường lớp học Steam.(5B, 4A, 3B)

- Dự chuyên đề “ Giáo dục Steam” tại các lớp 5B, 4A, 3B

- 100% các khối Mẫu giáo trong nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động học giáo dục Steam vào các hoạt động( Khám phá khoa học, LQVT, Tạo hình...)Hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với giáo dục Steam.

IV. Lịch thực hiện chuyên đề của nhà trường cụ thể như sau:

1. Ngày hội, ngày lễ

Tháng

Ngày lễ

Nội dung thực hiện

09/ 2021

- Khai giảng

- Trẻ biết được ngày khai giảng năm học mới là ngày hội đến trường của bé.

10/ 2021

- Tết trung thu

- Tết của các cô, các mẹ, các bà

- Cho trẻ hiểu ý nghĩa của ngày tết trung thu. Tổ chức cho trẻ rước đèn, phá cỗ theo từng lớp.

-  Cung cấp cho trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 20/10 ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam.

11/ 2021

Ngày nhà giáo Việt Nam

(20/ 11)

- GV cho trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 20/11.Giáo dục các cháu yêu quý, biết ơn các thầy cô.Giáo dục cho các cháu làm bưu thiếp tặng cô giáo, bố mẹ các bạn làm giáo viên

12/ 2021

Ngày quốc phòng toàn dân ( 22/12)

- GV cho trẻ hiểu ngày 22/12 là ngày quốc phòng toàn dân, ngày tết dành cho các cô,chú bộ đội canh giữ đất nước cho đất nước được hòa bình, cho các con được học tập và vui chơi

02/ 2022

Tết nguyên đán

- Giúp trẻ hiểu ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc VN chúng ta. Các nước phương tây không có ngày tết này.

- Làm các bức tranh về mùa xuân để đón chào ngày tết

03/ 2022

Ngày quốc tế phụ nữ ( 8/3)

- GV giúp trẻ hiểu ngày 8/3 là ngày tết của phụ nữ trên toàn thế giới, ngày tết của các bà, cô và của các bạn gái.

05/ 2022

Ngày sinh nhật Bác Hồ

(19/ 05)

- Giúp trẻ hiểu ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác vị Chủ tịch đầu tiên của nước ta.

- Biết ơn công lao to lớn của Bác đối với nhân dân cả nước. Tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng.

06/ 2022

Tết thiếu nhi

( 1/6)

- Cho trẻ hiểu ý nghĩa của ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

- Tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng

    - Tổ chức liên hoan bánh, kẹo….

2. Tổ chức các chuyên đề

TT

Tháng

Tên

chuyên đề

Giáo viên thực hiện

Hoạt động thực hiện

Nhóm, lớp thực hiện

9/2021

Xây dựng môi trường và các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Nguyễn T. Lan Anh

- Hoàng T. Thu Hương

- Phạm Thị Kim

- Nguyễn Thị Lành

-Tạo môi trường trong nhóm, lớp, hành lang

5-6 tuổi B

4-5 tuổi A

5-6 tuổi A

25-36 th A

10/2021

 Tổ chức hoạt động sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 tiểu học.

-Phạm Thị Kim

- Ng. Thị Lan Anh

- Vũ Thị Hà

- Hoạt động học

- Tạo môi trường, bố trí các góc chơi trong nhóm, lớp

5-6 tuổi A

5-6 tuổi B

4-5 tuổi A

11/2021

Phối hợp gia đình,nhà trường, cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ

- Ng. Thị Lan Anh

- Hoàng T. Thu Hương

- Hoạt động học

5-6 tuổi B

4-5 tuổi A

12/2021

Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non

-Phạm Thị Kim

- Ng. Thị Lan Anh

- Hoàng T. Thu Hương

- Ng. Thị Hương

- Hoàng Thị Nhung

- Bùi Thị Dậu

- Hoạt động học

- Xây dựng môi trường

5-6 tuổi A

5-6tuổi B

4-5 tuổi A

3-4 tuổi B

4 - 5 tuổi B

3-4 tuổi A

01/2022

Tăng cường giáo dục dinh dưỡng lồng ghép phát triển vận động trong trường mầm non

- Hoàng Thị Nhung

- Nguyễn Thị Lành

- Hoạt động học:

4-5 tuổi B

25- 36 ThA

01/2022

Ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số

-Ng. Thị Lan Anh

- Hoàng T. Thu Hương

5-6 tuổi B

4-5 tuổi A

02/2022

Tổ chức hoạt động hỗ trợ trẻ mẫu giáo trong giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên tiểu học

- Phạm Thị Kim

- Ng. Thị Lan Anh

- Vũ Thị Hà

- Hoạt động học

- Môi trường lớp học

5-6 tuổi A

5-6tuổiB

5-6 tuổi B

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP

- Công tác bồi dưỡng yêu cầu 100% giáo viên được tập huấn chuyên đề cấp huyện mới trong năm học, nắm vững về nội dung và yêu cầu các chuyên đề, vận dụng vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động 1 ngày ở trường mầm non.

- Tích cực tuyền truyền cho phụ huynh tham gia đóng góp, sưu tầm đồ dùng

phục vụ chuyên đề, giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu tại địa phương để thực hiện chuyên đề và biết tận dụng nội dung giáo dục theo chủ đề giáo dục.

- Các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch có mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng chuyên đề và đề ra giải pháp sát thực với tình hình của lớp.

- Trong từng tháng nhà trường lựa chọn chuyên đề trọng tâm để phát động thực hiện một chuyên đề cụ thể, đánh giá xếp loại chuyên đề hàng tháng gắn với thực hiện quy chế chuyên môn .

- Nhà trường hỗ trợ kinh phí để giáo viên thực hiện các chuyên đề cấp trường.

- Nhà trường tổ chức phát động và kiểm tra, chấm điểm đánh giá xếp loại, khen thưởng vào cuối năm học. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác triển khai, thực hiện chuyên đề gắn với sơ kết, tổng kết năm học của nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với nhà trường:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học theo đúng chỉ đạo của Phòng GD&ĐT.

- Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của 100% giáo viên trong toàn trường.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung giáo dục lồng ghép các chuyên đề

- Xây dựng tiết mẫu về chuyên đề cho giáo viên dự chuyên đề và rút kinh nghiệm.

- Tổng hợp xếp loại chuyên đề của giáo viên.

2. Đối với giáo viên

- Thực hiện lên tiết dạy mẫu chuyên đề theo đúng lịch đã được phân công.

- Tham gia đầy đủ các chuyên đề mẫu của nhà trường trong năm học.

Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề năm học 2021-2022 của nhà trường, yêu cầu các tổ chuyên mônnghiên cứu và triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn;

- Lưu:VT.

HIỆU TRƯỞNG

        Phạm Thị Hồng

Postingan terbaru

LIHAT SEMUA